Tôi yêu chồng nhưng cứ gần gũi lại khó chịu, đến mức nghe giọng anh nói tôi đã... buồn nôn, hóa ra tôi mắc chứng lạ!
Mỗi lần anh ôm tôi từ phía sau, thì thầm gọi tên tôi thay vì rung động, tôi thấy... khó chịu, có khi là buồn nôn.
Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ rơi vào cảnh này: ghét cả hơi thở, cả giọng nói của người mình yêu chỉ vì… quá gần gũi. Không phải tôi phản bội, không phải tôi hết yêu nhưng cơ thể tôi cứ phản ứng như vậy, bất lực và xấu hổ.
Chứng bệnh lạ khiến tôi sợ gần chồng
Chúng tôi cưới nhau được hơn ba năm. Chồng tôi là người đàn ông tử tế, yêu vợ thương con, không chê trách điều gì. Thế nhưng, mỗi lần anh ôm tôi từ phía sau, thì thầm gọi tên tôi thay vì rung động, tôi thấy... khó chịu, có khi là buồn nôn. Tôi không thể hiểu nổi vì sao giọng nói anh từng làm tôi ấm lòng, giờ lại khiến tôi muốn bước ra khỏi phòng ngay lập tức.
Ảnh minh họa
Theo một bài nghiên cứu của Kinsey Institute (Đại học Indiana, Mỹ), hiện tượng sexual repulsion (ghê sợ chuyện tình dục với người mình vẫn yêu) là một trạng thái hoàn toàn có thật, và có thể xảy ra trong hôn nhân dài hạn. Không phải vì người kia có vấn đề, mà cơ thể và não bộ của bạn đã phát triển một "phản xạ chống kích thích" như một cách tự vệ tâm lý.
Cũng theo chuyên gia Dr. Lori Brotto, nhà tình dục học lâm sàng tại Đại học British Columbia, stress mãn tính, kiệt sức vì chăm con, công việc hoặc thiếu ngủ kéo dài có thể khiến não bộ rơi vào tình trạng "sensory overload" – quá tải cảm giác, khiến những kích thích nhẹ như tiếng nói, hơi thở, hay một cái chạm thay vì mang lại khoái cảm lại gây khó chịu, thậm chí bức bối. "Chuyện đó không còn là yêu hay không yêu mà là não bạn đang cố bảo vệ bạn khỏi những thứ nó 'hiểu nhầm' là nguy cơ làm bạn mệt thêm", trích lời chuyên gia Brotto.Tôi cần được chữa lành, chứ không phải "diễn tốt hơn"

Ảnh minh họa
Đừng cố gồng mình "đáp ứng" nếu cơ thể đang lên tiếng. Vì chuyện gần gũi không chỉ là nhiệm vụ, mà là sự đồng điệu và nếu tâm trí bạn còn đang chạy trốn, thì thể xác không thể ở lại. Hãy yêu bản thân nhiều hơn nhé!